Cách làm tốt nhất khi lập trình với Node.js, được tham khảo tại RisingStack.
Tất cả các module chìa ra một hàm callback
với tham số lỗi err
ở vị trí đầu tiên, để báo hàm gọi lại có lỗi khi thực thi hay không?
Nó nên được viết như thế này:
module.exports = function (heroName, callback) {
// khởi tạo một anh hùng
var hero = createHero(heroName);
// tham số đầu tiên của hàm gọi lại là giá trị lỗi
// cụ thể ở đây truyền vào giá trị null, tức là không có lỗi!
// nhưng nếu có lỗi xảy ra, hãy trả về một new Error hoặc một string để mô tả lỗi
// tham số thứ hai là dữ liệu trả về (nếu có)
return callback(null, hero);
}
Việc làm này tránh gặp phải các lỗi có thể xảy ra trong kết quả trả về, hãy làm một hành động gì đó ?
// Ví dụ một chương trình đọc file, nhưng không kiểm tra kết quả đọc file có bị lỗi hay không.
var fs = require('fs');
function readJSON(filePath, callback) {
fs.readFile(filePath, function(err, data) {
// Hồn nhiên như cô tiên, trả về dữ liệu!
callback(JSON.parse(data));
});
}
readJSON('./package.json', function (err, pkg) { ... });
Vấn đề ở đây, là hàm readJSON
không quan tâm có lỗi xảy ra trong quá trình thực thi hay không. Mặc nhiên, nó trả về dữ liệu cho hàm callback
.
Chương trình, nên được cải tiến v0.1.1
lại như thế này:
// Phiên bản cải tiến v0.1.1
function readJSON(filePath, callback) {
fs.readFile(filePath, function(err, data) {
// kiểm tra nếu có lỗi ?
if (err) {
// trả lỗi bằng cách gọi hàm callback
// hãy nhớ lại: err là tham số đầu tiên của hàm callback
callback(err);
}
// nếu không lỗi, truyền null tham số đầu tiên và dữ liệu JSON.
callback(null, JSON.parse(data));
});
}
Nếu bạn để ý sẽ thấy phiên bản v0.1.1 vẫn tồn tại một vấn đề, đó là nếu có lỗi xảy ra, chương trình vẫn tiếp tục thực thi lệnh sau khi gọi hàm callback(err)
. Điều này dẫn tới những kết quả bất ngờ, không trông chờ mà đến. Vậy, hãy luôn trả về hàm callback để dừng xử lý.
// Phiên bản cải tiến v0.1.2
function readJSON(filePath, callback) {
fs.readFile(filePath, function(err, data) {
// kiểm tra nếu có lỗi ?
if (err) {
// trả lỗi bằng cách gọi hàm callback
// hãy nhớ lại: err là tham số đầu tiên của hàm callback
return callback(err);
}
// nếu không lỗi, truyền null tham số đầu tiên và dữ liệu JSON.
return callback(null, JSON.parse(data));
});
}
Chương trình ở trên có còn lỗi tiềm tàng nào hay không ? Ồ có đấy! Chúng ta cần phải quan tâm đến hàm JSON.parse(string)
. Bởi vì hàm này có thể ném ra lỗi nếu chuỗi string
truyền vào không đúng định dạng của một chuỗi JSON
hợp lệ.
Như vậy chúng ta cần một, bộ giám sát và bắt lỗi try-catch
. Bạn chú ý là chỉ sử dụng try-catch ở các đoạn mã đồng bộ nhé! Rất may hàm JSON.parse xử lý đồng bộ, và bộ tóm lỗi try-catch của chúng ta sẽ hoạt động hiệu quả trong trường hợp này.
// Phiên bản cải tiến xịn nhất v0.1.3
function readJSON(filePath, callback) {
fs.readFile(filePath, function(err, data) {
var parsedJson;
// Có lỗi đọc file không ?
if (err) {
return callback(err);
}
// Chuyển đổi data về kiểu dữ liệu JSON.
try {
parsedJson = JSON.parse(data);
} catch (exception) {
return callback(exception);
}
// Đến đây thì mọi thứ ok rồi !
return callback(null, parsedJson);
});
}
Hãy làm theo phong-cách-unix:
Các nhà phát triển nên xây dựng một chương trình bằng cách ghép nỗi các bộ phẩn đơn giản theo các giao diện interfaces có thiết kế tốt, như vậy các vấn đề là cục bộ, và tất cả các thành phần của chương trình có thể được thay thế bở một phiên bản tương lai tốt hơn, hỗ trợ các tính năng mới!
Hãy làm cho nó đơn giản: một mô-đun chỉ nên làm một việc và làm tốt việc đó!
Hãy chọn async.
Trong năm 2016, chắc chắn bạn đã nghe rất nhiều một loạt các khái niệm mới như: Promise
, Async
, Await
, Generator
trong ES2016. Ý tưởng chính đằng sau tất cả những kỹ thuật này là cho phép bạn nâng cao khả năng viết mã không đồng bộ async.
Vấn đề ở đây là các hàm đồng bộ trong JavaScript
sẽ block toàn bộ các đoạn mã khác cho đến khi nó thực thi xong. Tuy nhiên, rõ ràng, cách viết mã đồng bộ sẽ giúp bạn dễ đọc code và hiểu luồng nghiệp vụ hơn. Và như thế, các cấu trúc lập trình không đồng bộ như Promise
giúp bạn có một phong cách viết mã mới tiện hơn mà không làm tắc nghẽn quá trình thực thi javascript.
Có rất nhiều hướng dẫn tuyệt vời ở đây mà bạn có thể tham khảo và bắt đầu chuyển đổi các đoạn mã của mình:
- Promise: http://www.html5rocks.com/en/tutorials/es6/promises/
- Async / Await: https://www.twilio.com/blog/2015/10/asyncawait-the-hero-javascript-deserved.html
- Generators https://developer.mozilla.org/en/docs/Web/JavaScript/Guide/Iterators_and_Generators
Các lỗi xảy ra có thể được chia thành 2 loại chính: Lỗi hệ thống và lỗi lập trình
Lỗi hệ thống có thể xảy ra trong các ứng dụng đang hoạt động trơn chu, do nó không phải bug
, nhưng vấn đề gây ra bởi hệ thống / lời gọi dịch vụ từ xa, ví dụ như:
- Request timeout: Hết thời gian yêu cầu
- Connect timeout: Lỗi không thể kết nối tới dịch vụ từ xa
- Out of memory: Hệ thống hết bộ nhớ
Phụ thuộc vào loại lỗi hệ thống cụ thể, mà bạn có thể làm các công việc sau để khắc phục:
- Cố gắng sửa lỗi - Nếu 1 file không tồn tại, bạn cần tạo nó trước
- Thử lại công việc - trường hợp không kết nối được mạng, hãy thử kết nối lại lần thứ 2 hoặc thêm lần thứ 3.
- Cố gắng thông báo cho khách hàng biết có điều gì đó không ổn, và khách hàng có thể điều chỉnh lại các dữ liệu nhập vào cho đúng.
- Tự thoát tiến trình, khi điều kiện chạy ứng dụng không ổn định, ví dụ việc không thể đọc được file cấu hình, thông tin kết nối.
Vì vậy, cố gắng ghi log mọi thứ ra màn hình
, file
!
Rõ ràng lỗi lập trình là bug
. Đây là điều mà bạn cần tránh gặp phải, ví dụ như:
- Gọi một hàm không đồng bộ không xử lý hàm
callback
. Cái này nhiều newbie dính nha @@ - Cannot read property of
undefined
. Lỗi muôn thuở của các ứng dụng javascript.
Với các bug
lỗi lập trình, bạn sẽ không biết được trạng thái ứng dụng của bạn là như thế nào, và nó có thể tự thoát crash
ngay lập tức khi xảy ra. Và bạn cần có một chương trình giám sát và tự khởi động lại, như: pm2, forever, supervisord hoặc monit.
Rõ ràng khi hệ thống gặp lỗi như vậy, khách hàng của bạn sẽ không có được trải nghiệm tốt nhất. Thiết kế và quản lý tốt các ngoại lệ là rất quan trọng trong ứng dụng, và cách tốt nhất để đối phó với lỗi là sử dụng cấu trúc Async ở trên. Ví dụ, khi làm việc với Promise.
Giả sử, bạn có một dãy các lời hứa promises, và bất kỳ một trong các lời hứa có thể ngẫu nhiên lỗi (thất hứa), bạn có thể dễ dàng xử lý lỗi đó trong hàm .catch
createAHero()
.then(byASword)
.then(getAHorse)
.then(joinTheBattle)
.then(winAnAward)
.catch(errorHandler);
Lệnh init
giúp bạn tạo ra một file package.json
của ứng dụng. Nó khởi tạo mặc định và có thể sửa đổi sau này.
Bạn có thể tạo một ứng dụng mới bằng các lệnh đơn giản như thế này:
mkdir my-awesome-new-project
cd my-awesome-new-project
npm init
Trong file package.json
bạn có thể cài đặt các kịch bản trong phần scripts
. Mặc định, npm
sẽ tạo ra 2 kịch bản start
và test
. Bạn có thể sửa đổi nội dung của nó hoặc thêm vào các kịch bản khác. Sau đó bạn có thể chạy với lệnh
- Khởi động ứng dụng:
npm start
- Kiểm thử ứng dụng:
npm test
- Chạy một kịch bản khác:
npm run dev
,npm run configw
, ...
Bạn thấy ngay được là npm start
và npm test
là 2 lối tắt của lệnh đầy đủ npm run start
và npm run test
.
Chú ý: npm sẽ thiết lập biến $PATH
để tìm chương trình thực thi bên trong thư mục node_modules/.bin
cùng cấp với file package.json
. Điều này giúp tránh xung đột với các module toàn cục khác của NPM.
Quản lý cấu hình luôn là một chủ đề lớn trong mọi ngôn ngữ. Làm thế nào bạn có thể phân tách được các đoạn mã của bạn sử dụng CSDL, api services, ... trong các giai đoạn của quá trình phát triển. Tương ứng với giai đoạn phát triển, bàn giao kiểm thử, đảm bảo chất lượng, và triển khai thật ?
Cách được khuyến nghị trong Node.js
là sử dụng biến môi trường process.env
trong code của bạn. Ví dụ, bạn có thể chắc chắn rằng ứng dụng đang chạy trên môi trường nào, bằng cách kiểm tra biến môi trường NODE_ENV
;
console.log("App is running in :" + process.env.NODE_ENV);
Điều này đã trở thành một chuẩn được sử dụng trên hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ cloud-hosting
.
Các tùy chọn khác, bạn có thể sử dụng 1 mô-đun để lấy và quản lý các cấu hình hợp lý như:
Luôn luôn tìm kiếm các giải pháp có sẵn trước. NPM có rất rất nhiều packages được cung cấp miễn phí và bạn có thể dễ dàng tìm thấy nó.
Sẽ trở nên dễ dàng hơn để hiểu một hệ thống lớn, khi tất cả các đoạn mã được viết theo một phong cách nhất quán. Nó có thể bao gồm quy tắc thụt đầu dòng, quy ước đặt tên biến, cách làm tốt nhất, và nhiều quy định thống nhất khác nữa.
Ngay bây giờ, bạn cũng không cần phải vắt óc để nghĩ ra các quy tắc cho riêng mình, đôi khi, việc lựa chọn một bộ hướng dẫn lập trình thực tế, đang được sử dụng và làm theo họ là cách làm tốt nhất. Đây là một vài mẫu guideline tốt mà bạn có thể tham khảo:
- RisingStack Node.js style guide.
- Airbnb - https://github.com/airbnb/javascript
- Google - https://google.github.io/styleguide/javascriptguide.xml
- jQuery - https://contribute.jquery.org/style-guide/js/
- Standard JS - http://standardjs.com/