-
Notifications
You must be signed in to change notification settings - Fork 0
/
CSM_083010.txt
175 lines (140 loc) · 9.49 KB
/
CSM_083010.txt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
<center><b>Tàu Chiến Trung Quốc Cập Bến Miến Điện<br>
Khiêu Khích Kình Địch Hải Quân Ấn Độ</b></center>
<i>Ben Arnoldy, Staff writer, 30 tháng 8, 2010,
1:22 chiều từ Tân Đề Li<br> Christian Science Monitor</i>
<i>Trung Quốc và Ấn Độ có những tham vọng đan xen lẫn nhau
ở Ấn Độ Dương. Vì thế khi Trung Quốc triển khai phạm vi
hoạt động hải quân, Ấn Độ bị buộc phải xem xét làm sao
để tái lập vị trí dẫn đầu ở Ấn Độ Dương.</i>
Hai chiến hạm Trung Quốc cập bến một cảng của Miến Điện
hôm Chủ Nhật, làm nổi bật sự hiện diện hải quân đang
mở rộng của Trung Quốc gần một anh khổng lồ Á Đông đang
lên khác, Ấn Độ.
Cơ quan thông tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã mô tả chuyến cập
bến hữu nghị là chuyến đầu tiên của chiến hạm Trung Quốc
ở Burma -- còn được biết đến với tên Myanmar. Điều này
xảy ra vào dịp những căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tân Đề
Li trong đó có cả việc Ấn Độ ngưng trao đổi quân sự với
Trung Quốc theo như tường trình.
Cho dù hai anh khổng lồ Á Đông chia sẻ đường biên giới tranh
chấp ở Hy Mã Lạp Sơn, Ấn Độ Dương có thể trở thành một
điểm nóng (*) nghiêm trọng vì những những tham vọng đan xen.
Bắc Kinh đang xây dựng những hải cảng quanh Ấn Độ để
trợ giúp những tuyến hải hành trong khi đó giới chức an ninh
của Ấn Độ thì đang tranh luận làm cách nào để tái lập
vai trò dẫn đầu ở Ấn Độ Dương.
<i>"Với vụ cập bến này tôi cho rằng không có gì cần phải
làm. Chỉ cần để ý kỹ,"</i> P.K. Ghosh cho hay, một thành
viên kỳ cựu của Observer Research Foundation ở Tân Đề Li và
là sỹ quan hải quân về hưu. Thế nhưng Trung Quốc, ông nói,
đang gởi một tín hiệu. <i>"Thông điệp ngầm là một thông
điệp chiến lược: 'Coi này, chúng tôi đang ở trong khu vực
và chúng tôi có thể hoạt động trong khu vực.' "</i>
<b>Xâu hạt trai của Trung Quốc</b>
Trong những năm gần đây, Trung Quốc mở rộng những hải
cảng ở những nước có đường biên giới với Ấn Độ bao
gồm Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, và Miến Điện. Các nhà chiến
lược của Ấn Độ coi những dự án đó là <i>"xâu hạt trai"</i>
bao vây Ấn Độ ở sân sau chiến lược của họ.
Dr. Ghosh chỉ ra rằng mấy hải cảng là những công trình
thương mại, không được thiết kế cho căn cứ hải quân.
Thế nhưng, ông nói thêm, "nếu tình thế bắt buộc, họ chắc
có thể dùng nó làm căn cứ."
Ấn Độ Dương chỉ trở nên quan trọng đối với cả Ấn Độ
và Trung Quốc khi mà sự liên thông của họ với nền kinh tế
thế giới gia tăng. Ấn Độ Dương là Con Đường Tơ Lụa của
thế kỷ 21, vận chuyển dầu hỏa của vùng Vịnh và khoáng
sản của Châu Phi đến hai nước đông dân nhất thế giới.
Việc bảo đảm an toàn những hải trình -- đã có thời là
phạm vi của Vương Quốc Anh, kế đó là Hoa Kỳ -- có thể
diễn tiến theo hợp tác thay vì cạnh tranh nhằm bao gồm Ấn
Độ và Trung Quốc. Tất nhiên cả hai nước đã tham gia vào
việc ra tay bảo vệ tàu thuyền khỏi hải tặc ở Somalia.
Thế nhưng để Ấn Độ thực hiện tham vọng của mình để
có thể triển khai Hải quân đi xa nhằm bảo vệ tiếp cận
kinh tế hải ngoại, họ cần tiếp cận trước tiên những
hải cảng trong vùng -- một số trong đó bây giờ đang nằm
trong bành trướng của Trung Quốc.
<i>"Chúng tôi chứng kiến chuyện đó xảy ra ở Sri Lanka. Khi Đề
Li bỏ qua lời mời của Colombo để xây dựng một hải cảng
mới ở Hambantota, Trung Quốc nhảy vào,"</i> C.Raja Mohan, biên tập
viên về quan hệ chiến lược của Indian Express cho hay tại một
buổi nói chuyện trước công chúng tại Tân Đề Li tháng trước.
<b>Ấn Độ và Trung Quốc: một mối quan hệ rối rắm</b>
Làm phức tạp thêm vấn đề là sự cảnh giác từ Tân Đề
Li đối với Trung Quốc. Trong khi hai gã khổng lồ Á Đông
tìm thấy mục tiêu chung về biến đổi khí hậu và mở rộng
thương mại song phương, những chuyện ăn miếng trả miếng
trong giao thiệp có từ cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào năm
1962 tiếp tục làm cản trở những mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Hai nước thất bại trong việc giải quyết những tranh chấp
ở Hy Mã Lạp Sơn vào đầu thập niên này. Việc này làm Ấn
Độ củng cố cơ sở hạ tầng ở biên giới nhằm đối phó
với những cuộc xâm nhập của Trung Quốc.
Mới đây, Bắc Kinh từ chối cấp chiếu khán cho một vị
tướng Ấn Độ dự tính tham dự cùng một phái đoàn quân
sự đến Trung Quốc -- tin đồn rằng ông ta giám sát những
hoạt động quân sự ở phần Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
Một tờ báo Ấn Độ tường thuật hôm thứ Bảy rằng Ấn Độ
đáp trả bằng cách ngưng các hoạt động trao đổi quân sự.
Khi được hỏi bởi AP, Trung Quốc nói rằng đây là điều
mới mẻ trong khi phía Ấn Độ từ chối bình luận.
Trong khi đó, tờ Indian Express tường thuật hôm thứ Bảy trên
trang nhất rằng tờ Nhật Báo Nhân Dân [của Trung Quốc - ND]
đăng trên một diễn đàn một bài viết với tựa đề <i>"Trung
Quốc có thể phát động một cuộc chiến giới hạn nhằm vào
Ấn Độ như thế nào?"</i>
Trong lúc báo chí Ấn Độ làm nổi bật những <i>khiêu khích</i>
của Trung Quốc, những quan chức ở Đề Li đề cập một cách
thận trọng, chú ý tránh đụng độ trực diện với Bắc Kinh.
<b>Những bước kế tiếp của Ấn Độ</b>
Thế nhưng trong số những chuyên gia hải quân của Ấn Độ,
những động thái của Trung Quốc đã khuyến khích một cuộc
thảo luận về việc làm sao Ấn Độ có thể khẳng định vị trí
của mình ở Ấn Độ Dương.
Trong cuộc nói chuyện ở Tân Đề Li tháng trước, Dr.Mohan
biện luận cho một cách tiếp cận quả quyết hơn bao gồm những
thoả thuận về căn cứ [hải quân] và yểm trợ hải quân cho
những <i>quốc gia yếu hơn ở ven bờ của Ấn Độ Dương.</i>
<i>Không có cường quốc nào có một hải quân đại dương có
khả năng biểu dương sức mạnh mà không có quyền ra vào
thực tế và những thỏa thuận chính trị cho 'hiện diện tiền
phương,'"</i> Mohan nói. <i>"Điều này sẽ có nghĩa là việc
tạo ra những thỏa thuận với những cảng thân thiện và những
trạm bốc dỡ hàng ở những quốc gia khác sẽ tăng phạm vi,
sự uyển chuyển, và khả năng duy trì hoạt động hải quân của
Ấn Độ."</i>
Mohan nói rằng điều này sẽ làm những nhà chiến lược Ấn Độ
cảm thấy khó chịu. Trong nhiều thập niên họ đã phản đối
bất cứ ai xây dựng <i>"căn cứ hải ngoại"</i> ở Ấn Độ Dương --
điều mà bản thân Ấn Độ bây giờ phải làm, Mohan lý luận.
Ghosh phản đối trở thành một đại ca trong vùng. Vào năm 2008,
ông giúp tổ chức Indian Ocean Naval Symposium, một diễn đàn
cho nói chuyện và hợp tác về những vấn đề chung giữa những
người đứng đầu hải quân của 28 nước quanh Ấn Độ Dương.
<i>"Thoạt tiên đã có nhiều sự e sợ trong suy nghĩ của nhiều
quốc gia rằng đó là kế hoạch giữ kín là gì,"</i> Ghosh nói.
Ấn Độ, ông nói, đã cố gắng nhiều để giải thích rằng đây không
phải là một nỗ lực để trở thành đại ca nhưng để tạo một diễn
đàn với Hải Quân Ấn Độ -- lớn nhất trong khu vực -- như là
một <i>"điểm tựa không can thiệp."</i>
Đối với bây giờ, đó là tư thế đúng đắn cho Ấn Độ, Ghosh lý luận.
<i>"Tôi tin chắc rằng nếu anh thủ gậy to, xin anh vui lòng nói
chuyện nhỏ nhẹ,"</i> ông nói. <i>"Tôi cho rằng có nhiều tiêu
cực gắn liền với việc bị cho là bá quyền."</i>
(*): nguyên văn flashpoint, nơi tranh chấp mà khả năng bùng cháy
thành chiến tranh cao.
<i>staff writer:</i> phóng viên trụ cột, tay viết thường xuyên
của tờ báo
<!--
---oOo---
Suy nghĩ riêng: Trung Quốc đã và đang xây dựng một hải cảng
nước sâu ở Sittwe, Miến Điện. Ấn Độ thật ra đã và đang
tăng tốc hiện đại hóa hải quân của họ với đơn đặt
hàng 8 máy bay P-8I tuần duyên chống tàu ngầm (4 chiếc đầu
tiên sẽ được giao vào năm 2012), một lô tên lửa chống hạm
Harpoon, 6 tàu ngầm lớp Scorpene, có thể sẽ mua 6 máy bay cảnh
báo sớm E-2D...
-->
URL:
http://www.csmonitor.com/World/Asia-South-Central/2010/0830/China-warships-dock-in-Burma-rattling-rival-naval-power-India