-
Notifications
You must be signed in to change notification settings - Fork 0
/
CFR_JWebb.txt
140 lines (117 loc) · 11.5 KB
/
CFR_JWebb.txt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
<center>
<b>Một cuộc nói chuyện với Thượng Nghị Sĩ Jim Webb</b>
</center>
<pre>
Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011
Diễn giả: Jimm Webb, Chủ tịch, Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương,
Ủy ban Đối Ngọai của Thượng Viện Hoa Kỳ
Chủ tọa: Jim Sciutto, Phóng viên đối ngoại cao cấp, ABC News
</pre>
<b>James SCIUTTO (ABC News):</b> Xin chào mọi người đến với cuộc họp hôm nay của
Council on Foreign Relations.
Tôi có một nhắc nhở chóng vánh trước khi chúng ta bắt đầu: Tôi biết là
chúng ta đều thông thuộc với điều này nhưng xin vui lòng tắt máy -- không
đơn thuần là để chế độ im lặng -- những thiết bị điện tử của quý vị. Dù gì
thì chúng ta vừa được biết cách đây vài tuần là chúng lấy mất hàng năm trời
khỏi cuộc sống của chúng ta. (Có tiếng cười nhỏ). Do đó có lẽ nó sẽ giúp chúng ta.
Ngoài ra, một nhắc nhở khác: Đây là một cuộc họp có biên bản.
Và trước khi chúng ta bắt đầu chương trình ngày hôm nay, một thông báo -- một
thông báo ngắn là vào thứ Tư, hai ngày kể từ hôm nay, 15 tháng Sáu, một hội nghị
nửa ngày, "The Future of U.S. Immigration Policy: Next Steps," mà sẽ có bài
phát biểu chủ đạo từ Thị Trưởng thành phố New York Michael Bloomberg cũng như
hội thảo ở đây. Sẽ có thêm nhiều thông tin về việc này ở trong tờ rơi của quý
vị hôm nay và trên trang web CFR.
Thật là một vinh dự cho tôi để giới thiệu Thượng Nghị Sĩ Webb hôm nay. Tôi cảm
tưởng rằng tường thuật của tôi trong những năm vừa rồi đã theo sát bóng anh [Webb]
-- (có tiếng cười khúc khích) -- có thể anh không hay biết -- về những đề tài rất gần
gũi với anh từ Iraq cho đến Myanmar trên thực tế. Và điều luôn gây ấn tượng với
tôi là anh đã có những quan điểm vững chắc và công khai mà thường không đi theo
lý lẽ thông thường, từ việc phản đối ngay từ đầu chiến tranh Iraq cho đến việc ủng
hộ việc tiếp cận với với giới quân phiệt ở Miến Điện.
Và may cho chúng ta hôm nay là có nhiều vấn đề mà quý vị quan tâm có mặt trên truyền
thông hôm nay, từ chuyện cáo buộc một chuyến tàu của Bắc Triều Tiên đi Miến Điện
mà có thể mang kỹ thuật tên lửa, bị chặn bởi tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ cách đây vài
tuần, cũng như những nhận xét công khai của anh về hoạt động quân sự của Trung Quốc
trong vùng và về Afghanistan và Pakistan. Thế nhưng nét chính trong ngày hôm nay
là về chính sách về Đông Á -- và tôi biết là anh sẽ có một vài lời dẫn nhập cho hay.
<b>Thượng Nghị Sĩ James Webb (D-VA) (*):</b> Tốt. Cám ơn anh nhiều. Thật là thú vị cho
tôi có mặt ở đây cùng quý vị. Tôi cho là tôi phải lên đây theo lời hướng dẫn.
[Bục phát biểu].
Có nhiều người trong phòng này có kinh nghiệm dày dạn trong vấn đề này. Tôi chỉ
muốn bắt đầu rằng là tôi rất vui khi chúng ta thật sự có thể có một cuộc thảo luận
tập trung chủ yếu vào Châu Á và đặc biệt là Đông Á và Đông Nam Á. Bởi vì đa số
thảo luận của chúng ta về góc này của thế giới bị nhấn chìm trong những năm gần
đây bởi những sự kiện nơi khác mà chúng chiếm lấy hết thời gian và tình cảm của
chúng ta.
Và trước khi tôi bắt đầu, tôi muốn ghi nhận Chuck Robb có mặt hôm nay với chúng
ta. Ông là một đồng chí Thủy quân lục chiến và cũng là một thống đốc và thượng
nghị sĩ tuyệt vời và là một người bạn thân. Và thật tuyệt vời gặp anh ở đây.
Tôi đã liên tục dính líu đến Đông và Đông Nam Á trong nhiều phương diện trong suốt
cuộc đời trưởng thành của tôi. Thật khó cho tôi để nghĩ về điều này thế nhưng tôi
trước tiên đến Đông Nam Á với tư cách là một người lính Thủy quân lục chiến trẻ
cách đây hơn 40 năm. Tôi đã ở Okinawa và tiếp theo là Việt Nam. Tôi đã quay trở
lại dưới nhiều tư cách khác khác nhau mà chúng giúp tôi hình thành những quan điểm
chính trị về những vùng đó. Tôi đã từng ở vùng này khá lâu với tư cách là một nhà
báo. Tôi đã từng mang thương mại Hoa Kỳ đến Đông Nam Á. Tôi đã đi du lịch ở vùng
này với tư cách là một nhà báo làm nghiên cứu. Tôi đã tham gia những dự án làm phim
nơi ấy. Tôi đã là nhà đàm phán chính cho Bộ Quốc Phòng, khi tôi còn là thư ký của Bộ
Hải Quân, về vấn đề công nghệ của Toshiba đối với tàu ngầm Hoa Kỳ. Tôi đã từng có mặt
ở nơi đó -- có mặt ở góc này của thế giới mới đây, trong thời gian tôi là TNS ở Thượng
Viện, và tôi lấy làm vinh hạnh làm chủ tịch Tiểu ban Đông Á ở Ủy ban Đối Ngoại
[ở Quốc Hội].
Và đây cũng là một phần thế giới mà tôi có nhiều cảm tình và tôi không phải cường điệu
là vùng này quan trọng như thế nào với đất nước chúng ta và đất nước chúng ta quan trọng
đến phúc lợi và sự cân bằng chiến lược trong vùng.
Và khi tôi để ý đến những gì diễn ra ở Đông và Đông Nam Á bây giờ đối với những lợi ích
của Hoa Kỳ, tôi luôn giở lại lịch sử biến động không ngơi của khu vực này. Chúng ta
có khuynh hướng, bởi vì những gì đang diễn ra nơi khác, phần nào là tình hình ổn
định trong khu vực là hiển nhiên hiện nay.
Thế nhưng tất cả chúng ta nên nhớ rằng Đông Bắc Á chỉ là một phần của thế giới mà
quyền lợi trực tiếp của Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, và giữa những thứ này là
Bán Đảo Triều Tiên. Và một hệ quả của Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc là Hoa Kỳ trở thành
một lực lượng cân bằng, tôi cho rằng vậy, có giá trị to lớn. Nếu quý vị nhớ lại
vùng này trông như thế nào sau Đệ Nhị Thế Chiến, với Nhật Bản quay trở lại lãnh thổ
Nhật Bản, sau nhiều năm của những chiến dịch quân sự, và cũng như với những cường quốc
Châu Âu phần lớn quyết định cắt giảm sự hiện diện của họ và hầu hết từ bỏ những thuộc
địa trong vùng, có một sự bất ổn lớn. Và nó đòi hỏi Hoa Kỳ, bởi vì nhiều vấn đề phát
sinh từ sự bất ổn này, phải xen mình vào như là một lực lượng cân bằng.
Tôi được nhắc nhở, là một người rất tự hào đã phục vụ đất nước với tư cách là Thủy quân
lục chiến Hoa Kỳ, cái giá mà Hoa Kỳ đã trả cho vùng này. Trong suốt những thập niên này
chúng ta mất hơn 100 000 quân nhân Hoa Kỳ ở Triều Tiên từ 1950 đến 1953 và ở Việt Nam
sau đó. Tôi không ở đây để tranh luận về lịch sử của những sự can thiệp đó nhưng tôi sẽ
nói rằng Bộ trưởng Cố vấn Lý Quang Diệu của Singapore, người mà tôi cho rằng là một trong
những có trí tuệ tuyệt vời nhất của thế hệ này, ưa thích chỉ ra rằng những nỗ lực của
chúng ta ở Việt Nam cho phép vùng này đạt được sự ổn định nhằm thiết lập những hệ thống
chính phủ ở những quốc gia khác và tạo sự thịnh vượng mà nó sẽ không diễn ra nếu chúng ta
đã không tiến lên và có những nỗ lực mà chúng ta đã làm ở Việt Nam.
Khi tôi còn ở Ngũ Giác Đài vàp giữa thập niên 80, khi tôi còn là Bộ trưởng Hải quân,
người Sô Viết có 370 000 lục quân ở Đông Á. Họ có 85 máy bay ném bom Backfire, 2400
chiến đấu cơ. Hạm đội lớn nhất của họ vào thời kỳ này là hạm đội Thái Bình Dương. Họ
có 600 đơn vị chiến đấu ở hạm đội Thái Bình Dương. Họ có hai hàng không mẫu hạm hoạt động
ở Thái Bình Dương bất cứ ngày nào. Trong suốt thời gian đó vào thập niên 80, có 25 đơn vị
chiến đấu hoạt động từ Vịnh Cam Ranh, Việt Nam.
Điều này rõ ràng đã là một mối quan tâm to lớn đối với Hoa Kỳ về mặt ổn định của khu vực.
Và nó là một trong những lý do, thẳng thắn mà nói, là chúng ta đối trọng với sự tiến công
chiến lược này của Liên Bang Sô Viết bằng việc gia tăng mối quan hệ của chúng ta với Trung
Quốc, một trong nhiều phương diện cho phép phát triển kinh tế; và về lâu dài, do quán tính
của một số vấn đề khác, trở thành một trong nhiều nhược điểm mà sự phát triển kinh tế chúng
ta đã góp phần mang lại -- hay là cho phép hơn là tạo ra. Cho phép tôi được chi tiết hơn.
Một chuỗi những sự kiện gần đây gây lý do, tôi cho là như vậy, nhiều lo ngại từ quan điểm của
Hoa Kỳ và từ quan điểm của nhiều nước khác ở Đông Á đối với sự ổn định trong vùng. Chúng ta
đều biết là khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ, với sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và thế lực
khác trung vùng, đặc biệt là một quân đội lớn mạnh và tinh vi hơn mà chúng ta đang thấy là
những hoạt động hải quân và sự lơ là của Hoa Kỳ sau 9/11 đối với vị thế của chúng ta ở Châu Á
làm cho nhiều mối quan hệ trở thành thứ yếu so với những vấn đề cấp thiết và mật thiết hơn ở
Iraq, Afghanistan, v.v. Chúng ta đã cố gắng, tôi cho là vậy, hết sức mình trong quá
khứ -- đặc biệt là trong năm năm vừa qua, tôi nghĩ là vậy, xoay chuyển tình thế để chắc rằng
các quốc gia trong vùng -- tất cả các quốc gia trong vùng -- biết rằng sự can thiệp của Hoa Kỳ
quan trọng như thế nào cho chúng ta và cả cho sự an ninh và tồn tại của những quốc gia mà chúng
ta phần nào cạnh tranh ngang hàng với xét về việc duy trì sự ổn định.
Điều quan trọng là, tôi chắc là mọi người ở đây đều biết, đối với Hoa Kỳ là nhằm duy trì quyền
lực của chúng ta, các mối quan hệ chiến lược về mặt kinh tế, văn hóa và quân sự. Tôi có đề
cập đến Jim khi chúng tôi nói chuyện tuần trước rằng tôi muốn nói chuyện sơ ba lãnh vực khác nhau
mà tôi cho là Hoa Kỳ cần chú trọng và kiên quyết.
Trước hết là các hệ thống căn cứ của chúng ta ở Đông Á và đặc biệt là việc điều chỉnh các hệ
thống căn cứ ở Nhật và ở -- đặc biệt là ở đó -- Okinawa và dự kiến chuyển những căn cứ của chúng
ta xuống Guam. Mỉa mai thay, tôi thoạt tiên làm việc về vấn đề đó vào năm 1973. Tôi
(*): Democrat, VA -- Đảng viên Đảng Dân Chủ, Virginia.